Ngay khi có thể chống lại Covid-19 , một trong những tác động mà nó sẽ gây ra là việc suy nghĩ lại cách thức kinh doanh của thế giới.
Đại dịch đã đến vào thời điểm khi mà toàn cầu hoá đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, tạo ra nhiều không chắc chắn cho tương lai của tự do hoá thương mại nói chung.
Trong quá khứ, các cú sốc với chuỗi cung ứng như động đất sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản được xem như là một sự kiện xảy ra 1 lần. Sự gián đoạn tạm thời này không được xem là sự phá huỷ nghiêm trọng một mô hình kinh doanh thành công và ổn định, được xây dựng trên giả định rằng đã có toàn cầu hoá.
Tình trạng bây giờ khác hoàn toàn. "Cú sốc" chuỗi cung ứng toàn cầu đang trải qua dường như lớn hơn rất nhiều. Trong khi sự xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc chưa được giải quyết và có thể bùng lên bất cứ khi nào. Thì đột nhiên dịch Covid-19 xuất hiện, nó đã phơi bày thực tế rằng quá nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu đang phụ thuộc thái quá vào duy nhất một chuỗi cung ứng ở Trung Quốc.
Tỉnh Hồ Bắc - nơi dịch Covid-19 bùng phát là một trung tâm sản xuất công nghệ cao, là nhà của nhiều công ty trong nước và nước ngoài liên quan đến lĩnh vực ô tô, điện tử và dược phẩm.
Số liệu thống kê cho thấy, tỉnh này chiếm 4,5% GDP của Trung Quốc; 300 trong top 500 công ty lớn nhất thế giới có nhà máy tại Vũ Hán, thủ phủ của Hồ Bắc. Dịch bệnh đã gây ra sự phá huỷ chuỗi cung ứng trên quy mô tất cả các lục địa trước khi trở thành một đại dịch.
Mục tiêu tìm nhà cung cấp có chi phí rẻ nhất đã khiến nhiều công ty không phòng bị cho mình kế hoạch B. Hơn 1 nửa công ty được khảo sát bởi Câu lạc bộ Công nghiệp và Thương Mại Nhật Bản - Thượng Hải cho biết chuỗi cung ứng của họ đang gặp khó vì Covid-19.
1/4 nói rằng họ có kế hoạch hoạt động sản xuất và thu mua thay thế phòng trường hợp việc gián đoạn kéo dài. Nghiêm trọng hơn, những ảnh hưởng dây chuyền có thể xảy ra khi các công ty thường cũng chẳng rõ nguồn gốc các nhà cung cấp của các nhà cung cấp của họ đến từ đâu.
Khi dịch bệnh xảy ra, nhiều quốc gia đã "ngã ngửa" khi thấy mình quá phụ thuộc vào các nhà cung cấp từ Trung Quốc. Ví dụ, hầu hết loại thuốc chống đông máu trong 3 quý vừa qua được nhập vào Ý đều đến từ Trung Quốc.
Điều tương tự cũng xảy ra với 60% kháng sinh được nhập bởi Nhật Bản và 40% kháng sinh nhập vào Đức, Ý và Pháp đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Các doanh nghiệp sẽ buộc phải suy nghĩ lại về chuỗi giá trị toàn cầu. Những chuỗi này vốn được định hình để tối đa hoá hiệu quả và lợi nhuận.
Dĩ nhiên sản xuất just-in-time (Đúng sản phẩm; với đúng số lượng; tại đúng nơi; vào đúng thời điểm) cách cách tối ưu để sản xuất những mặt hàng phức tạp như xe hơi nhưng nhược điểm của hệ thống này đang bắt đầu được hé lộ.
Trong trường hợp không có phản ứng phối hợp trên toàn cầu, các công ty sẽ chịu thiệt hại như nhau.
Tính đàn hồi sẽ trở thành một từ mới thông dụng. Các công ty sẽ phải suy nghĩ nhiều hơn về việc đa dạng hoá các nhà cung cấp của họ để chống lại sự gián đoạn đối với một nhà sản xuất cụ thể, một khu vực địa lý hoặc thay đổi về chính sách thương mại.
Để làm điều đó đương nhiên sẽ tốn chi phí nhưng khi dịch Covid-19 qua đi, chắc chắn những bài học và mối lo về sự mong manh của các chuỗi cung ứng sẽ còn phiên dịch lớn hơn nhiều với chi phí mà các doanh nghiệp phải bỏ ra.
Các chuyên gia phân tích nhận định rằng các công ty tới đây sẽ còn quan tâm tới cả các nhà cung cấp ở lớp thứ 2, thứ 3 của mình.
Chúng ta cũng sẽ chứng kiến việc tự động hoá làm giảm chi phí lao động. Những cơ hội có thể tạo ra cho các quốc gia vốn trước nay không nằm trong danh sách ưu tiên của các nhà đầu tư trước đây.
Virus corona sẽ không chấm dứt toàn cầu hoá nhưng nó sẽ thay đổi nó hoàn toàn. Các công ty sẽ phải thích nghi với tình huống này để thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét